me-chong-nang-dau-khi-mau-thuan-den-tu-nhung-dua-tre

Mẹ chồng nàng dâu – Khi mâu thuẫn đến từ những đứa trẻ
Xung quanh những câu chuyện muôn thuở về mẹ chồng – nàng dâu, câu chuyện của chị Thanh (28 tuổi – Hà Nội) cũng là nỗi lòng của không ít nàng dâu hiện đại.
Là người phụ nữ có nhan sắc, thành công trong sự nghiệp và gia đình hạnh phúc với 2 đứa trẻ xinh xắn, chị Thanh khiến không ít người phải trầm trồ, ngưỡng mộ. Mặc dù sống với gia đình chồng từ ngày về làm dâu song chị cảm thấy khá thoải mái khi may mắn có được bà mẹ chồng hiền hậu, thương con và cũng rất tâm lý, hiện đại.

me-chong-nang-dau-khi-mau-thuan-den-tu-nhung-dua-tre1

Những tưởng cuộc sống cứ vui vẻ trôi qua như vậy, nhưng những mẫu thuẫn bắt đầu phát sinh khi đứa trẻ ra đời. Là người cầu toàn, chăm chút, chị Thanh luôn nuôi dạy con theo lối sống hiện đại và nghiêm khắc với bé ngay từ khi còn nhỏ. Thế nhưng vì thương cháu, bà thường nuông chiều và “dễ tính” với bé. Khoảng cách thế hệ, nếp sống và lối suy nghĩ khác nhau nên từ những chuyện nhỏ nhặt nhất liên quan đến việc nuôi dạy trẻ, mẹ chồng và nàng dâu cũng có thể có quan điểm và cách hành xử khác nhau, mâu thuẫn xảy ra là điều không thể tránh khỏi.
“Mình không muốn cho bé ăn vặt, mình muốn tập cho bé những thói quen tốt ngay từ nhỏ, mình muốn bé học từ sớm… thế nhưng bà thì không nghĩ như vậy. Vì bà thương cháu nên lúc nào cũng chiều chuộng, cho cháu thoải mái ăn chơi, ngủ nghỉ và phá vỡ những nguyên tắc mà mình cố gắng tạo ra cho bé. Chuyện gì mình cũng có thể bỏ qua, nhưng riêng những chuyện này thì không thể”. Chị Thanh chia sẻ.
Vậy làm sao để giữ thuận thảo trong gia đình?
Ban đầu, khi không vừa ý với cách bà chiều cháu, chị Thanh sẽ phản ứng ngay cho dù trẻ có mặt hay không. Thế nhưng, chị nhận ra chính sự khác nhau trong quan điểm của người lớn có thể ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách của trẻ. Có đôi lần, bé vô tư “tận dụng” điều này để vòi vĩnh, không nghe lời.
Không đành lòng để những mâu thuẫn đó ảnh hưởng đến không khí gia đình và sự phát triển của trẻ, chị Thanh đã cố gắng tìm ra cách để “hóa giải” và hòa hợp hơn với mẹ. Và nhờ đó, khi chị sinh thêm bé thứ 2 đến nay, cả đại gia đình đều tất bật với những đứa trẻ mà không gặp nhiều vấn đề mâu thuẫn, vì ai cũng hiểu và mong những điều tốt nhất cho bé
me-chong-nang-dau-khi-mau-thuan-den-tu-nhung-dua-tre2
Tôn trọng và tìm cách nói chuyện với mẹ chồng
Thực chất, những mâu thuẫn này đều xuất phát từ tình yêu thương. Thấu hiểu điều này, sau những lần mâu thuẫn ban đầu, chị đều im lặng bỏ qua và tìm cơ hội để nói chuyện cùng bà, thống nhất cách nuôi dạy trẻ. Đối với con, chị cố gắng giải thích với bé, cho bé hiểu điều gì đúng, điều gì sai và dù có chuyện gì bố mẹ vẫn luôn tôn trọng bà. “Mình thường nói với con: Bà thương con nên bà bênh, lần sau con đừng như vậy nữa nhé”.

me-chong-nang-dau-khi-mau-thuan-den-tu-nhung-dua-tre3

Đối với bà nội, có thể những lần đầu bà im lặng, nín nhịn dù không hài lòng với cách chăm chút và khắt khe của chị, nhưng sau khi thấy trẻ có sự thay đổi tích cực, bà cũng dịu đi và nhìn nhận tốt hơn về cách dạy con của nàng dâu. Còn trẻ nhỏ biết được bà không nuông chiều nữa cũng trở nên ngoan ngoãn, nghe lời hơn.
Dành nhiều thời gian cùng mẹ chồng
Chị Thanh chia sẻ: “Có mẹ chồng tốt bụng, yêu thương con cháu đã là niềm hạnh phúc và sự may mắn lớn của mình. Mình luôn cố gắng nghĩ theo tâm lý của bà để từ đó tìm lúc tâm tình, “thủ thỉ” giúp cho 2 mẹ con hiểu nhau hơn. Mình tin chỉ cần chân thành và thật tâm, mọi chuyện đều có cách giải quyết”. Không chỉ thành công trong việc cùng bà muôi dạy trẻ, mối quan hệ giữa mẹ chồng- nàng dâu cũng trở nên thoải mái, vui vẻ hơn.
me-chong-nang-dau-khi-mau-thuan-den-tu-nhung-dua-tre4
Trong một lần, thấy bà thao thức trông cháu để con dâu tranh thủ nghỉ ngơi, chị chợt nhận ra những vết chân chim trên khóe mắt, những nếp nhăn trên trán bà trở nên sâu hơn. Nghĩ lại khoảng thời gian khi mới về làm dâu, chị và mẹ chồng vẫn thường mua sắm, làm đẹp và hay tâm sự cùng nhau. Nhưng kể từ khi những đứa trẻ xuất hiện, cộng thêm những bận rộn trong công việc, những điều này dần trở nên thưa thớt. “Ông mất cách đây chục năm rồi, con cháu đôi khi lại vô tâm nên có lẽ không ít lần bà cảm thấy tủi thân. Nghĩ vậy nên mình càng thấy thương bà và cố gắng hiểu bà, dành nhiều thời gian cho bà hơn. Mình cũng dạy con luôn yêu thương và thơm thảo với bà. Và giờ đây, 2 đứa trẻ cũng là thiên sứ gắn kết các thành viên trong gia đình”.