Bạn có chắc là mình biết môi thâm vì sao?
Với câu hỏi “môi thâm vì sao”, nhiều chị em cho rằng thủ phạm là những loại son nhiều chì và tẩy chay các sản phẩm mà họ nghi ngờ. Thế nhưng sự thật không phải là như vậy.
Môi thâm vì sao, thâm nám da xuất hiện như thế nào… tất cả đều là những vấn đề của melanin. Chính vì vậy, bạn sẽ thấy các sản phẩm trị thâm môi có nhiều nét tương đồng với sản phẩm dưỡng trắng da với các thành phần chống nắng và thành phần làm trắng như vitamin C, vitamin B3, niacinamide, beta carotene… Bên cạnh đó, để trị môi thâm hiệu quả, bạn cần kiểm soát các yếu tố khiến môi bị thâm. Chính vì vậy, trả lời được câu hỏi môi thâm vì sao, bạn cũng sẽ tìm ra cách hạn chế tình trạng này và điều trị hiệu quả.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Môi của chúng ta rất nhạy cảm với sự tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng, và sẽ trở nên thâm đen khi việc tiếp xúc kéo dài. Tình trạng này có thể tránh được bằng cách sử dụng những loại kem dưỡng môi có khả năng chống tia cực tím.
Lạm dụng mỹ phẩm: Là câu trả lời phổ biến và gần nhất với suy nghĩ của các chị em. Tuy nhiên thực sự không phải như chị em nghĩ. Đúng là thành phần này khiến môi thâm đen và xỉn màu, nhưng trong các loại son và uy tín, hàm lượng chì được kiểm soát và không đủ để khiến môi bị thâm. Chỉ khi bạn sử dụng những loại kém chất lượng, chứa những chất nhuộm hoặc hương liệu gây dị ứng thì mới gây ra tình trạng này.
Không làm sạch môi cẩn thận: Việc tô son là thói quen làm đẹp không thể thiếu của phần lớn các chị em. Tuy nhiên không phải ai cũng tẩy trang môi cẩn thận khiến cặn bẩn, da chết và lớp trang điểm vẫn còn bám dính, gây thâm xỉn môi. Đừng nghĩ khi bạn nhìn thấy môi đã bay màu son và nhạt lại thì không cần tẩy trang nữa, bởi thực tế, dù không còn màu nhưng các chất hóa học có trong son vẫn còn hiện hữu trên da. Bên cạnh đó, bạn cần tẩy trang môi từ 2-3 lần mỗi tuần để loại bỏ lớp da chết xỉn màu.
Chế độ ăn uống: Khi cơ thể thiếu một số vitamin và khoáng chất quan trọng, đặc biệt là Vitamin C, làn môi sẽ bị thâm đen và kém sức sống. Bên cạnh đó, khi ăn kiêng ngặt nghèo, bạn cũng dễ gặp phải tình trạng này. Vì vậy, cần chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý và cân bằng dinh dưỡng, tăng cường bổ sung các loại rau củ, hoa quả để môi và da luôn khỏe mạnh, tươi sáng và mịn màng.
Không uống đủ nước: Nếu bạn không có thói quen chủ động uống nước, và chỉ uống khi cảm thấy khát thì đừng hỏi môi thâm vì sao. Thói quen này sẽ khiến môi của bạn bị khô và thâm xỉn màu. VÌ vậy, bạn cần uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để giữ ẩm cho môi.
Bặm môi, ngậm môi, liếm môi: Những thói quen này cần phải được liệt vào danh sách cần được loại bỏ ngay, nếu không muốn một ngày nhìn vào gương và đau khổ, tự hỏi vì sao môi lại thâm xỉn và kém sắc.
Hút thuốc: Nicotine có trong thuốc lá khiến môi biến màu và thâm dần, vì vậy những người có thói quen hút thuốc sau một thời gian đều gặp phải tình trạng môi thâm xỉn, thậm chí là răng cũng bị ố vàng.
Uống trà, cà phê: Bên cạnh việc giúp cho cơ thể tỉnh táo, một tác dụng phụ khác của việc uống trà và cà phê là nó khiến môi thay đổi màu sắc. Môi của bạn trở nên thâm hơn theo khối lượng mà bạn uống. Tình trạng này có thể được xử lý bằng cách uống nhiều nước song song với trà và cà phê.
Tình trạng sức khỏe, bệnh tật: Nếu môi bạn có màu hơi tím tái mà không hiểu vì sao môi thâm hay không tìm ra các tác nhân nêu trên gây ra, rất có thể đó là biểu hiện của một số vấn đề về sức khỏe tim mạch, gan, thận…