Đối tượng nào có nguy cơ bị rạn da cao?
- Giảm rạn da sau sinh hiệu quả với “thần dược” nghệ
- Những điều cần biết về bệnh rạn da ở tuổi dậy thì
Rạn da là một tình trạng diễn ra khá phổ biến đối với các bà bầu, nam nữ đang ở độ tuổi dậy thì hoặc những người béo phì. Mức độ rạn da tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Vị trí rạn da hay gặp ở đùi, bụng, bẹn, hông, đầu gối, thắt lưng… Một số dấu hiệu sau đây sẽ cho bạn biết bạn có nguy cơ mắc chứng rạn da hay không.
Mục lục
Mẹ hay chị của bạn cũng gặp phải tình trạng rạn da
Điều này có nghĩa là nếu mẹ hoặc chị gái của bạn đã từng bị rạn da thì khả năng bạn cũng gặp phải tình trạng này là rất cao. Về cơ bản, gen di truyền đóng vai trò quan trọng trong nhiều vấn đề sức khỏe của mỗi người và việc bị rạn da cũng không ngoại lệ. Nếu mẹ bạn từng gặp phải tình trạng này thì đó là do da thiếu độ đàn hồi tự nhiên. Điều này có thể di truyền qua cho bạn.
Da thiếu dưỡng chất
Hãy tham khảo ngay bài viết:Rạn da tuổi dậy thì: Những điều cần lưu ý
Trong quá trình trưởng thành hay mang thai, nếu bạn không chăm sóc da thường xuyên thì làn da nhanh bị lão hóa, ít tính đàn hồi, độ co giãn kém, điều này dẫn đến tình trạng da bị rạn khi cơ thể tăng cân.
Lười tập luyện thể dục thể thao
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy những người chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao và tập thường xuyên sẽ có tỷ lệ rạn da thấp hơn hẳn những người khác. Đó là nhờ sự vận động của cơ thể có tác dụng làm cho da khỏe mạnh, thải độc và tăng tính đàn hồi, nhờ vậy các vết rạn cũng ít có cơ hội xuất hiện hơn. Vì vậy nếu chuẩn bị mang bầu, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia về việc vận động hợp lý, nhẹ nhàng trước, trong và sau thai kỳ để giảm nguy cơ bị rạn da.
Nếu bạn đang tăng cân quá nhanh
Những vết rạn xuất hiện có nghĩa là làn da bạn không thể theo kịp với sự phát triển của cơ thể. Việc bạn tăng cân quá nhanh trong độ tuổi mới lớn, do béo phì hay khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ rạn da.
Mang thai khi tuổi quá trẻ hay quá cao
Chuyện sinh con sớm hay muộn tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện của mỗi người. Tuy nhiên nếu mang thai dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi, vùng da vẫn chưa hoàn thiện hoặc đã bị lão hóa dần nên dễ xuất hiện các vết rạn nghiêm trọng.
Mẹ bầu từng bị rạn da trong độ tuổi dậy thì
Trong độ tuổi dậy thì, các hormone sinh dục của cơ thể cũng thay đổi bất thường. Điều này có thể góp phần làm tầng cấu trúc của làn da trở nên mỏng manh và dễ bị phá vỡ. Khi đó nếu trên cơ thể bạn xuất hiện các vết rạn thì, điều đó có nghĩa là hormone thay đổi có tác động đến tình trạng này, thì tức khi mang thai, tình trạng này có nguy cơ lặp lại.
=> Tìm hiểu chi tiết:bị rạn da tuổi dậy thì
Những thông tin trên đây có thể giúp bạn sẵn sàng tâm lý và chuẩn bị những biện pháp để hạn chế vết rạn da xuất hiện. Sự thật là bạn khó có thể ngăn chặn hoặc chữa lành các vết rạn nếu chỉ tự thực hiện ngay tại nhà. Vì vậy hãy thoái đón nhận nó, đặc biệt là đối với các mẹ bầu. Bên cạnh đó, hãy cố chăm sóc da kỹ lưỡng để chúng mờ dần đi. Cách khác mà bạn có thể áp dụng để làm mờ các vết rạn là chăm sóc vùng da đó hằng ngày bằng kem dưỡng ẩm chứa tinh chất kem hoặc dầu.
Trên tất cả, điều trị bằng laser thẩm mỹ kết hợp với là phương án tối ưu nhất, và cũng là cách nhiều người thực hiện. Lưu ý rằng giải pháp này sẽ cho hiệu quả càng cao khi điều trị càng sớm, và tỉ lệ sẽ giảm dần nếu bạn để vết rạn đó lâu trên da.
Cần tìm hiểu thêm về phương pháp trị rạn da hay có nhu cầu đặt lịch hẹn, bạn có thể gọi tới tổng đài 1900 5588 96 của Thu Cúc Clinics – thương hiệu chăm sóc và điều trị thẩm mỹ da hàng đầu toàn quốc.
Bạn Đang Xem :Đối tượng nào có nguy cơ bị rạn da cao