Kinh nghiệm giảm rạn da sau sinh với gừng và rượu
Dùng rượu gừng để làm mờ vết rạn da sau sinh là mẹo làm đẹp dân gian đã khán quen thuộc với nhiều chị em, nhưng khi áp dụng không phải ai cũng đạt hiệu quả như ý muốn. Hãy tham khảo kinh nghiệm giảm rạn da sau sinh với gừng và rượu qua bài viết dưới đây:
Phụ nữ khi mang thai do tăng cân đột ngột, tăng quá nhiều trọng lượng,… khiến các mô liên kết dưới da bị quá tải và đứt gãy gây nên những vết rạn. Và để “xóa sổ” hiệu quả những vết rạn, theo các chuyên gia thẩm mỹ cần có sự hỗ trợ các công nghệ thẩm mỹ da hiện đại để tăng cường và tái tạo lại các tổ chức liên kết dưới da.
Nhưng với những chị em vừa mới sinh xong, chưa đủ điều kiện để thực hiện các phương pháp thẩm mỹ da công nghệ cao, vẫn có thể sử dụng các mẹo dân gian làm mờ rạn như sử dụng rượu gừng.
Vì sao gừng và rượu có thể trị rạn ra?
Theo lý giải, sở dĩ sự rượu và gừng có thể giảm vết rạn da là do: Gừng vốn có tính nóng, khi xoa gừng và rượu lên da, các thành phần của rượu và gừng sẽ thẩm thấu, làm tăng cường lưu thông khí huyết, kích thích sự sản sinh các tế bào da, làm tăng cường độ đàn hồi, giúp da săn chắc hơn, nhờ vậy sẽ cải thiện các vết rạn da.
Không những vậy, trong gừng có nhiều thành phần, dưỡng chất có khả năng chống oxy hóa còn mạnh hơn cả vitamin E, một lượng lớn các vitamin, khoáng chất Ca, K, Mg, Fe, Co,… vừa cải thiện sắc tố da, vừa giúp cho làn da tăng khả năng tái tạo, trả lại làn da mịn màng, đều màu.
Trong rượu gừng, để tăng hiệu quả, nhiều chị em còn cho thêm củ nghệ ta có chứa thành phần curcumin có khả năng làm mờ sẹo và phục hồi các tổn thương da cực tốt.
Trị rạn da bằng gừng và rượu như thế nào?
Để trị rạn da bằng gừng và rượu sau sinh thì bận cần có rượu gừng đã ngâm 1-2 tháng theo công thức sau:
- Chọn 1kg gừng ta (da sần hơn, vỏ mỏng hơn), đem sơ chế: Để nguyên vỏ, rửa sạch từng củ trong nước. Có thể thêm nghệ ta theo tỷ lệ 1:1. Lưu ý: dùng bàn chải đanh răng cũ để kỳ cọ từng củ cho hết bùn đất trong kẽ.
- Cho dừng giã dập gừng, rồi dùng dao thái thằng lát mỏng. Sau đó, cho gừng vào bình thủy tinh, 1kg gừng bạn đổ 2 lít rượu gạo trắng
- Để bình rượu gừng vào chỗ mát, tránh ánh nắng mặt trời ngâm trong khoảng 1 tháng là đem ra dùng được.
Cách trị rạn da: Vào buổi tối sau khi tắm, bạn lấy 1 ít rượu gừng nghệ thoa lên vùng da bị rạn, sau đó dùng tay mát- xa nhẹ nhàng và thoa đều cho vùng da này nóng ấm lên. Sau đó đặt khăn ấm lên trên để ủ trong 30 phút. Bước cuối dùng khăn sạch nhúng nước lau đi là được. Với cách này bạn hãy thực hiện đều đặn 2 ngày/lần để nhanh chóng xóa mờ vết rạn xấu xí.
Trị rạn bằng rượu và gừng hiệu quả không? dùng bao lâu thì có tác dụng?
Theo chia sẻ của nhiều chị em thì rượu rừng có thể làm mờ vết rạn ở mức độ nhẹ, mới hình thành nếu áp dụng đều đặn, kiên trì trong thời gian đủ dài (ít nhất từ 3 tháng trở lên) . Nhưng với những người rạn nặng, thì gần như không mang lại hiệu quả gì.
“Mình mất 6 tháng liền dùng rượu gừng nghệ để bôi rạn, bôi đều 2 ngày 1 lần, nhưng chỉ thấy rạn hơi sansgleen 1 chút chứ không cải thiện được nhiều” – Phạm Oanh, 31 tuổi chia sẻ.
Rượu và gừng trị rạn có gây hại không?
Rượu gừng từ nguyên liệu thiên nhiên nên hầu như không gây kích ứng, không gây hại cho da. Tuy nhiên, tùy cơ địa từng làn da, do tính chất gừng, rượu đều cay nóng nên có một số chị em khi áp dụng có phản hồi vì gặp tình trạng da bị nóng và hơi rát. Nếu gặp tình trạng này là do da bạn quá nhạy cảm, hoặc bôi lên vùng da có vết thương hở, hãy dừng lại và không nên áp dụng tiếp.
Rượu gừng trị rạn dùng trong thời gian bao lâu?
Với rượu gừng cách bảo quản rất đơn giản, chỉ cần để nguyên lọ thủy tinh, đậy kín nắp ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời để ngăn rượu đổi màu, giảm tác dụng là được. Để dùng, bạn có thể chia thành lọ nhỏ đẻ dùng cho tiện.
Hạn sử dụng của rượu gừng có thể để được từ 12- 16 tháng, với rượu gừng đã hạ thổ có thể để được 2 năm. Khi thấy rượu gừng đổi màu, sủi bọt thì bạn không nên dùng nữa.
Như vậy, trị rạn bằng rượu gừng cũng khá tốn thời gian, công sức nhưng chỉ hiệu quả với vết rạn nhẹ. Vì vậy, với chị em rạn nhiều, muốn trị rạn nhanh chóng nên tham khảo phương pháp trị rạn kết hợp công nghệ P’cell và công nghệ Laser Co2 Fractional.
Chúc các chị em thành công!