Rạn da là gì? Cách chữa rạn da

Vết rạn da là những vệt sẹo không màu xuất hiện trên da khi da bị nở ra hoặc co lại quá nhanh. Mặc dù rạn da thường bị gắn liền khi mang thai nhưng thật ra ai cũng có thể bị rạn da, cả nam và nữ. Vì thế các cách chữa rạn da là vô cùng quan trọng.

Hãy cùng điểm lại những thông tin cần thiết liên quan đến tình trạng rạn da.

1. Khu vực nào bị ảnh hưởng bởi vết rạn da?

Vết rạn da có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhưng chúng sẽ phổ biến hơn ở những vùng có nhiều mỡ dưới da. Hơn nữa, da trên một số bộ phận cơ thể có tính chất dễ bị căng hơn, thường là do tăng cân. Những khu vực này bao gồm thành bụng, ngực, đùi, cánh tay trên, mông và lưng dưới…

2. Các vết rạn được hình thành như thế nào?

Hiểu rõ được quá trình hình thành các sọc rạn sẽ giúp bạn có cách chữa rạn da đúng đắn. Da có 3 lớp chính là thượng bì, trung bì, hạ bì. Collagen và elastin là các protein đóng vai trò khối xây dựng cho làn da của bạn. Các thành phần cấu trúc này nằm trong lớp hạ bì hoặc trung bì, và chịu trách nhiệm cho tính đàn hồi và khả năng phục hồi của nó. Khi cơ thể phát triển với tốc độ nhanh hơn da, collagen và elastin không thể theo kịp. Nói cách khác, da không đủ độ đàn hồi để thích nghi với những thay đổi vật lý nhanh chóng. Khi da cố gắng tự sửa chữa và phục hồi lại hình dạng ban đầu, các vết rạn hình thành ở các lớp trung bì. Khi da không đủ linh hoạt, nó sẽ rách và lộ ra các lớp sâu hơn. Các lớp này xuất hiện dưới dạng các vết rạn màu đỏ ở bề mặt bên ngoài.

Có nhiều cách chữa rạn da hiệu quả, nhưng hiệu quả nhất là khi bạn ngăn ngừa tình trạng này xảy ra.

 

3. Nguyên nhân của rạn da

Rạn da xảy đến do sự tăng hoặc sụt cân đột ngột, vận động quá mức, mang thai, do di truyền, hormone thay đổi hoặc các tình trạng bệnh lý khác.

4. Cách chữa rạn da

Rạn da không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn, nhưng có chúng có thể khiến bạn tự ti về ngoại hình. Trong hầu hết các trường hợp, vết rạn da trở nên mờ đi theo thời gian mà không cần bất kỳ sự can thiệp y tế nào. Tuy nhiên, nếu vết sẹo lan rộng và xuất hiện trên các khu vực thường phải gặp ma sát, bạn nên xem xét một số phương pháp điều trị  và cách chữa rạn da sau. Nhìn chung, mục tiêu của các phương pháp này là:

  • Tăng sản xuất sợi collagen và elastin.
  • Làm giảm các vết đỏ, sưng và ngứa.
  • Kiềm chế phản ứng viêm trong trường hợp rạn da sọc trắng.
  • Giữ ẩm cho da bị khô, căng quá mức.

Có nhiều loại kem trị rạn da được bày bán phổ biến trên thị trường. Nhìn chung, chúng đem đến những kết quả nhất định nhưng không quá rõ rệt cho người sử dụng. Các cách chữa rạn da công nghệ cao tuy rằng tốn kém hơn nhưng lại cho thấy sự vượt trội hơn hẳn.

Ngoài các sản phẩm kem ngừa rạn da được sử dụng trong quá trình mang thai thì thị trường cũng có khá nhiều loại kem trị rạn.

Hai công nghệ trị rạn da phổ biến hiện này là công nghệ PRP và Laser Fractional CO2 tại Thu Cúc. Được biết, những cách chữa rạn da tối ưu này đều có điểm chung là thúc đẩy da hồi phục từ sâu bên trong và kích thích tăng sinh collagen. Những công nghệ này đều sử dụng một hệ thống máy móc hiện đại, được Thu Cúc đầu tư đúng quy cách. Vì vậy bạn có thể yên tâm làm sạch rạn da dù là những vết cứng đầu nhất.

Các chuyên gia sẽ phân tích tận tình tình trạng rạn da để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.

*Lưu ý: Kết quả có thể khác nhau tuỳ cơ địa của từng người

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

bt_dkyngay