Cách chăm sóc da chân khô nứt

Da bàn chân khô, sần sùi hoặc nứt nẻ là vấn đề rất phổ biến, đặc biệt là nhiều người trong số chúng ta ít quan tâm đến khu vực này. Bàn chân có ít tuyến dầu hơn các khu vực khác trên cơ thể và chúng bị hao mòn hàng ngày. Các cách chăm sóc da chân khô là cần thiết cho bất kỳ ai.

Da chân khô tưởng chừng không ảnh hưởng gì đến cuộc sống chúng ta, nhưng sự thật thì bất tiện hơn bạn tưởng

1. Nguyên nhân

  • Thiếu độ ẩm: Da khô, nứt nẻ và bong tróc đặc biệt phổ biến ở gót bàn chân vì vùng này có ít tuyến dầu hơn da ở những nơi khác trên cơ thể.
  • Kích thích: Đứng quá lâu hoặc mang giày không phù hợp có thể gây áp lực liên tục lên các khu vực của bàn chân. Kết quả là, những khu vực này trở nên khô cằn, chai sạn hoặc nứt nẻ.
  • Nhiệt độ và độ ẩm: Các loại giày thể thao kín đáo tạo ra một môi trường cực kỳ nóng và ẩm cho bàn chân. Nhiệt và độ ẩm hút độ ẩm từ da, có thể là nguyên nhân dẫn đến sự khô da.
  • Chất tẩy rửa: Sản phẩm tẩy rửa có chứa hóa chất mạnh có thể tước đi độ ẩm từ da.
  • Lão hóa. Theo thời gian, da mất khả năng giữ nước và trở nên mỏng hơn, trở nên khô nhạy cảm.

Biết được nguyên nhân khiến da khô sẽ giúp bạn có cách chăm sóc da chân khô nứt đúng cách.

Ngoài ra, còn một số tình trạng bệnh lý ở chân khiến cho da chân khô hơn bình thường. Ví dụ như bệnh chàm, vẩy nến, suy giáp, tiểu đường…

2. Điều trị và chăm sóc da chân khô

  • Tẩy tế bào chết

Bước này giúp bạn loại bỏ được lớp da đã chết trên bề mặt, giảm thiểu sự tích tụ và giúp da bàn chân thông thoáng hơn. Các bạn có thể mua một sản phẩm tẩy tế bào chết dành riêng cho bàn chân, hoặc tự làm tại nhà bằng cách trộn mật ong, nước ấm và đường với nhau.

  • Ngâm chân

Ngâm chân trong nước ấm thường xuyên giúp làm dịu và nới lỏng vùng da khô, đồng thời cải thiện lưu thông máu đến bàn chân tốt hơn. Bạn có thể thêm một lượng nhỏ giấm vào nước ngâm chân. Giấm có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp khử trùng bàn chân và thậm chí loại bỏ mùi hôi khó chịu. Một số nguyên liệu có lợi khác bạn cũng có thể thêm vào nước ngâm chân của mình để chăm sóc da chân khô, bao gồm:

– Muối Epsom

– Mật ong

– Bột yến mạch

– Nước chanh

– Tinh dầu bạc hà

 

  • Dưỡng ẩm

Hãy quan tâm và hường xuyên giữ ẩm cho bàn chân của bạn để làm giảm tình trạng khô cũng như ngăn ngừa da khô mới tích tụ. Bạn nên làm việc này sau khi tẩy da chết để khóa ẩm tối đa. Tốt nhất là bạn nên tránh các loại kem dưỡng ẩm có chứa cồn, thêm hương liệu và màu nhân tạo vì những thành phần này có thể làm da khô tệ đi. Thay vào đó, chúng nên tìm kiếm các sản phẩm có chứa:

– Chất làm ẩm, chẳng hạn như urê, lô hội và axit hyaluronic

– Chất làm mềm, bao gồm bơ và dầu thực vật

– Các chất bổ sung như lanolin và dầu dừa

Dưỡng ẩm là điều không thể thiếu trong cách chắm sóc da chân khô nứt hàng ngày.

  • Mang vớ giữ ẩm đi ngủ.

Để hydrat hóa thêm cho da bàn chân, một số người đã thử sử dụng kem dưỡng ẩm thông thường rồi kết thúc bằng việc mang một đôi tất cotton. Khi đi ngủ, họ có thể thoa một lượng lớn kem dưỡng ẩm cho bàn chân trước khi đi một đôi vớ cotton thoáng khí. Vào buổi sáng, tháo tất và rửa chân sạch sẽ. Bạn sẽ thấy sự khác biệt lớn xảy ra với đôi chân mềm mại hơn nhiều.

Ngoài ra, các liệu trình chăm sóc da chân khô chuyên sâu tại Thu Cúc Clinics cũng đã được các khách hàng hết lòng yêu thích. Các kỹ thuật viên của chúng tôi đã được đào tạo kỹ năng bài bản cùng chuyên môn cao.

Thu Cúc sẽ giúp bạn chăm sóc da chân khô một cách chuyên biệt và bài bản nhất.

 

*Lưu ý: Kết quả có thể khác nhau tuỳ cơ địa của từng người

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

bt_dkyngay