Mẹ bầu bị rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào?
Trong quá trình mang thai, cân nặng tăng lên là điều tất yếu và rạn da cũng là một trong những vấn đề rất khó tránh khỏi. Nguyên nhân rạn da xuất hiện là do cân nặng tăng nhanh và da không kịp thích nghi, collagen và elastin ở lớp hạ bì bị đứt gãy, độ đàn hồi của da giảm làm hình thành các vết rạn màu hồng, đỏ, trắng ở trên da.
Mẹ bầu bị rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào?
Rất khó để có thể khẳng định chắc chắn được cụ thể thời điểm nào rạn da sẽ xuất hiện do phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, phần lớn các mẹ bầu đều bị rạn từ tháng thứ 4, một số trường hợp đến tháng thứ 7 của thai kì mới bắt đầu thấy rạn da hình thành. Trong một số trường hợp, tới tận tháng thứ 8 mà rạn da chưa xuất hiện thì mẹ bầu cũng đừng vội mừng vì trên thực tế có những người đến những tháng cuối cùng mới thấy rạn. Khi rạn da xuất hiện càng muộn thì tổn thương càng nghiêm trọng hơn vết rạn xuất hiện sớm.
Ngoài ra cũng có một số người không bị rạn da trong cả thai kì. Đây là trường hợp thiểu số, không đáng kể do gen di truyền. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chắc chắn được rằng mình sẽ không bị rạn nên tốt nhất hãy có biện pháp phòng ngừa từ sớm.
Cách ngăn ngừa rạn da cho bà bầu
Theo dõi trọng lượng cơ thể
Tăng cân đột biến là một trong những nguyên nhân dây rạn da với tất cả mọi người, trong đó có cả phụ nữ mang thai. Bởi vậy bạn cần phải theo dõi sát trọng lượng cơ thể, không nên bổ sung quá nhiều dinh dưỡng một cách thiếu khoa học. Thay vào đó hãy xây dựng chế độ ăn hợp lý để tốt cho sự phát triển của thai nhi mà cân nặng vẫn tăng đều và từ từ.
Theo các chuyên da, chế độ ăn tốt cho sức khỏe và ngăn ngừa rạn da đó chính là giàu vitamin A, C có trong các loại rau quả quen thuộc như cà rốt, khoai lang, rau xanh, cam, cà chua… Song song với đó việc tập thể dục đều đặn bằng cách đi bộ nhẹ nhàng cũng là cách tuyệt vời vừa tốt cho sức khỏe vừa hỗ trợ tăng độ đàn hồi cho da, giảm thiểu rạn da.
Ngủ đủ giấc và tránh stress
Giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể, làn da được nghỉ ngơi và hồi phục. Hãy rằng mỗi ngày mẹ bầu ngủ đủ 6-8 tiếng mỗi đêm và có một giấc ngủ trưa ngắn khoảng 30 phút. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần hạn chế stress, bỏ qua phiền muộn để cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi, hồi phục và có sức sống. Đặc biệt việc ngủ đủ giấc và hạn chế stress cũng rất tốt cho làn da của bạn, ngăn ngừa sự xuất hiện của các vết rạn.
Massage và dưỡng ẩm da thường xuyên
Khi mang thai các vùng da như bụng, mặt, lưng, đùi và chân chịu rất nhiều tác động do kích thước có sự thay đổi. Vì vậy, để giúp các vùng da này không bị rạn, bạn cần dưỡng ẩm cho da. Tuy nhiên kem dưỡng ẩm thông thường không thể thẩm thấu sâu vào da nên tốt nhất bạn sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu oliu thoa lên da và kết hợp massage nhẹ nhàng. Các nguyên liệu tự nhiên này có hiệu quả rất tốt trong việc chống rạn da và đồng thời không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ hay thai nhi.
Như vậy bài viết đã chia sẻ cụ thể thông tin mẹ bầu bị rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào và cách phòng ngừa rạn da. Hi vọng đó là những thông tin hữu ích để mẹ bầu có 1 thai kì khỏe đẹp.