Triệu chứng của bệnh nhiễm mỡ trong máu ít ai ngờ tới
Bệnh nhiễm mỡ trong máu hay còn gọi là máu nhiễm mỡ, rối loạn mỡ máu là một bệnh lý phổ biến hiện nay. Nó được định nghĩa là khi cơ thể có lượng chất béo trong máu quá cao so với bình thường. Các chất béo được nói đến ở đây là triglyceride và cholesterol. Nhiều người khỏe mạnh bằng cách áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng cùng một lối sống lành mạnh. Ngược lại, bệnh nhiễm mỡ trong máu xảy đến khi bạn không kiểm soát được chế độ ăn uống của mình một cách khoa học.
1. Triệu chứng
Một người mắc phải bệnh nhiễm mỡ trong máu thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng cụ thể. Để phát hiện ra nó, bạn cần thông qua một vài xét nghiệm máu thông thường, hoặc sau một cơn đau tim và có thể là đột quỵ. Chất béo dư thừa trong máu tích tụ theo thời gian, tạo thành các mảng bám trên thành động mạch và mạch máu. Điều này thu hẹp các lỗ hở, khiến lưu lượng máu trở nên không ổn định và làm tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu qua các khu vực bị hạn chế.
Khi có các triệu chứng dưới dạng các triệu chứng của bệnh tim, chẳng hạn như đau thắt ngực, buồn nôn, mệt mỏi, bị một cơn đau tim hoặc đột quỵ bất thường thì bạn nên tìm đến bệnh viện ngay lập tức để được kiểm tra sức khỏe kỹ càng.
2. Nguyên nhân
Các nguyên nhân gây bệnh nhiễm mỡ trong máu có thể là:
- Món ăn có chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
Chất béo bão hòa hầu hết được tìm thấy trong các sản phẩm thực phẩm nguồn gốc động vật như phô mai, sữa, bơ. Còn các chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong các sản phẩm động vật tự nhiên hoặc trong thực phẩm chế biến đã trải qua quá trình gọi là hydro hóa, chẳng hạn như một số loại bơ thực vật và khoai tây chiên.
- Tình trạng sức khỏe
Nồng độ cholesterol trong máu cao có thể được gây ra bởi bệnh tiểu đường, bệnh suy giáp, hội chứng chuyển hóa, hội chứng Cushing, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh thận…
- Một số nguyên nhân khác của bệnh nhiễm mỡ trong máu:
Việc lười vận động, tập thể dục và nghỉ ngơi không điều độ là nguyên nhân gây bệnh đầu tiên khi nói về các thói quen sinh hoạt hằng ngày gây hại cho cơ thể. Hút thuốc cũng có thể gây ra bệnh nhiễm mỡ trong máu, do mảng bám tích tụ trong động mạch. Ngoài ra, nếu bệnh lý này xuất hiện trong gia đình của bạn thì bạn cũng có nguy cơ mắc phải nó, theo di truyền học nói chung. Một số loại thuốc lợi tiểu theo nhiều ý kiến của bác sỹ là cũng có thể làm tăng mức cholesterol trong máu, gây ra bệnh nhiễm mỡ trong máu.
3. Cách điều trị
- Chắc chắn để đẩy lùi căn bệnh nhiễm mỡ trong máu, bạn sẽ phải cậy nhờ đến các loại thuốc, dưới sự chỉ định của các bác sỹ có chuyên môn. Một số loại thuốc giúp điều chỉnh sự rối loạn chất béo trong máu như atorvastatin, fluvastatin, rosuvastatin, simvastatin; thuộc lớp dược phẩm statin. Những loại thuốc này ngăn chặn quá trình tạo ra cholesterol trong gan. Ngoài ra, statin cũng có thể hấp thụ cholesterol bị mắc kẹt trong các động mạch của bạn.
-
Các chất ức chế hấp thụ cholesterol: Những loại thuốc này làm giảm mức cholesterol của bạn bằng cách hạn chế sự hấp thụ cholesterol vào cơ thể. Chúng đôi khi được sử dụng kết hợp với các statin bên trên.
-
Chất cô lập axit mật: Những loại thuốc này bẫy các chất gọi là nhựa mật, có chứa cholesterol và ngăn không cho chúng được tái hấp thu trong ruột non của bạn.
-
Fibrate: Những loại thuốc này giúp giảm mức chất béo trung tính trong máu của bạn.
-
Bổ sung axit béo Omega-3, làm giảm mức chất béo trung tính. Axit béo Omega-3 là chất béo không bão hòa đa, có trong tự nhiên như cá hồi. Dầu thực vật như dầu cải và dầu ô liu cũng chứa axit béo Omega-3.
-
Thay đổi lối sống để thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, mức cholesterol sẽ được giảm thiểu và ngăn ngừa bệnh nhiễm mỡ trong máu toàn diện.
Cho dù bạn muốn điều trì bệnh nhiễm mỡ trong máu bằng cách thức nào thì việc đầu tiên khi phát hiện mình mắc bệnh chính là tìm đến ngay đến các chuyên gia tim mạch và nhận lời khuyên cũng như chỉ định điều trị cụ thể từ họ. Đừng tự điều trị ở nhà cũng như lơ là căn bệnh nguy hiểm này.