Dấu hiệu rạn da khi mang thai và cách phòng tránh

Không quá khó những cũng không dễ để bạn nhận biết trước các dấu hiệu rạn da khi mang thai để ngăn ngừa và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số biểu hiện rạn da dễ nhận thấy nhất trong quá trình mang thai để các mẹ bầu được rõ. 

Rạn da là tình trạng diễn ra phổ biến ở đại đa số phụ nữ mang thai. Sự thay đổi cân nặng nhanh chóng, da thiếu độ đàn hồi… là một trong những nguyên nhân dẫn đến liên kết ở mô biểu bì bị phá vỡ. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà mức độ rạn da sẽ có sự khác nhau. Điển hình như ở một số người có thể vết rạn xuất hiện với những đường nứt mỏng, có thể mờ dần sau khi sinh con, nhưng với một số người lại có đường nứt sâu, sậm màu,. Vì vậy, nnếu không có cách điều trị thích hợp sẽ để hằn lại những lằn nứt gây khó chịu và mất thẩm mỹ với khổ chủ.

=> Bài viết sau:Để không bị rạn da khi mang bầu

Rạn da sẽ để lại những vết hằn "xấu xí" trên cơ thể sau khi sinh

Rạn da sẽ để lại những vết hằn “xấu xí” trên cơ thể sau khi sinh

Những dấu hiệu nhận biết rạn da ở phụ nữ mang thai

Dấu hiệu dễ nhận biết nh thường kéo dài khoảng 5-10mm, có màu đỏ nhạt hoặc đỏ tía, sau giai đoạn mang thai chúng sẽ nhạt dần và chuyển sang màu xám hoặc trắng. Nếu bạn có nước da tối màu, ngăm đen, vết rạn khi mang thai của bạn thường sẽ có màu sáng hơn tông màu da. Còn với những người da trắng, các vết rạn da thường có màu hồng nhạt nhưng những người da ngăm đen thì các vết rạn sẽ có màu sáng hơn vùng da xung quanh.

Thường thì những vết rạn này thường có màu sáng hơn vùng da xung quanh nên bạn rất dễ dàng nhận biết. Các vết rạn nứt ấy không khiến chúng ta cảm thấy đau, nhưng do sự căng và duỗi ra của sa nên có thể gây cảm giác ngứa và châm chích.

Cảm giác châm chích là một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy khi bị rạn da

Cảm giác châm chích là một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy khi bị rạn da

Rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào?

Thông thường, thật khó để mẹ biết trước được mình sẽ bị rạn da. Bởi không có căn cứ nào cho phép chúng ta dự đoán được chính xác thời gian xuất hiện vết rạn da thai kỳ. Bởi có những mẹ các vết rạn xuất hiện rất sớm, từ tháng thứ 4 của thai kỳ, nhưng lại có mẹ tới tận tháng 8, tháng 9 mới bị rạn. Thậm chí có trường hợp trong suốt thai kỳ không bị rạn da nhưng sau sinh thì lại xuất hiện.

Tuy nhiên có có thể nói thời điểm xuất hiện rạn da sẽ phụ thuộc phần lớn vào cơ địa của mẹ, yếu tố di truyền và mức độ tăng cân. Nếu mẹ tăng cân quá nhanh vào một thời điểm nào đó thì khả năng xuất hiện các vết rạn cũng cao hơn.

=> Tìm hiểu chi tiết:Làm gì để không bị rạn da khi mang bầu

Rạn da xuất hiện do cơ địa của từng thai phụ

Rạn da xuất hiện do cơ địa của từng thai phụ

Vậy làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng rạn da?

Rạn da xuất hiện ở hầu hết các mẹ bầu, vì vậy bạn nên chuẩn bị sẵn tâm lý và giải pháp để phòng tránh để đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số lời khuyên giúp thai phụ hạn chế được khả năng rạn da trong quá trình mang thai:

Tăng cân từ từ: Đây là một trong những giải pháp giúp ngăn ngừa rạn da cực kì hữu hiệu. Bởi vì việc tăng cân nhanh chóng đột ngột là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng rạn da. Để khắc phục tình trạng tăng cân thiếu kiểm soát, bạn hãy xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý, tăng cân đều và từ từ, vừa sức khỏe cho mẹ và bé, vừa giúp phòng chống rạn da hữu hiệu.

Cung câp độ ẩm cho da: Bạn có thể tận dụng các nguyên liệu tự nhiên sẵn trong nhà bếp như lòng trắng trứng gà, dầu dừa, sữa tươi… hàng ngày chỉ cần dùng một lượng nhỏ vừa đủ, bôi lên vùng da có khả năng bị rạn cao như đùi, bụng, mông, bắp chân… Cách làm này sẽ giúp ngăn ngừa và xóa nhanh các vết rạn mất thẩm mỹ an toàn.

Nhận biết và có giải pháp phòng trị từ sớm sẽ giúp ngăn ngừa rạn da tốt hơn

Nhận biết và có giải pháp phòng trị từ sớm sẽ giúp ngăn ngừa rạn da tốt hơn

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, E và chất chống oxy hóa, giàu omega 3… không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà còn có tác dụng giúp làn da khỏe mạnh và đàn hồi tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên uống nhiều nước (từ 3 – 4 lít nước/ngày) để giúp làn da được cung cấp đủ độ ẩm, giúp làn da của mẹ và bé khỏe đẹp.

Luyện tập thể dục: Vừa tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, lại kích thích các tuyến dầu dưới da tiết ra nhiều hơn, chống khô da và hạn chế vết nứt do rạn. Tốt nhất hãy tập những bài tập yoga nhẹ nhàng là hợp lý nhất.

Trên đây là một số kiến thức về dấu hiệu nhận biết rạn da ở phụ nữ mang thai và cách phòng tránh mà bạn nên biết. Hãy nhớ thực hiện đều đặn theo các kiến thức đã được chia sẻ để làn da luôn mềm mịn và sáng hồng nhé.

Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết

Làm sao để không bị rạn da khi mang thai

 

Bạn Đang Xem :Dấu hiệu rạn da khi mang thai và cách phòng tránh

*Lưu ý: Kết quả có thể khác nhau tuỳ cơ địa của từng người

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

bt_dkyngay