Rạn da ở phụ nữ có thai có nguy hiểm không?

Với các chị em mang thai lần đầu và chưa có nhiều hiểu biết thì rạn da là vấn đề khiến nhiều người lo lắng. Vậy rạn da ở phụ nữ có thai có nguy hiểm không?
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỉ lệ phụ nữ bị rạn da khi mang thai chiếm tới 80%.

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỉ lệ phụ nữ bị rạn da khi mang thai chiếm tới 80%.

Có tới 80% phụ nữ bị rạn da khi mang thai

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỉ lệ phụ nữ bị rạn da khi mang thai chiếm tới 80%. Đây là điểu rất khó tránh khỏi trong giai đoạn mang bầu và nguyên nhân chính là do thay đổi hormone bên trong cơ thể, cân nặng tăng đột ngột khiến da bị căng giãn quá mức không kịp thích nghi, độ đàn hồi của da kém.

Đặc điểm nhận dạng của các vết rạn da đó là xuất hiện các vết sẹo mỏng, phẳng ban đầu có màu hồng rồi chuyển sang đỏ, sang màu đỏ tím nhẹ và cuối cùng là sang màu trắng và hơi nhăn.

Nhiều chị em mang thai lần đầu khi thấy trên da xuất hiện các vết rạn rất lo lắng. Lo lắng không chỉ bởi vì cảm thấy chúng làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của làn da mà còn không biết có nguy hiểm gì tới sức khỏe của mẹ và thai nhi không. Vậy thực tế rạn da ở phụ nữ có thai có nguy hiểm không?

Nhiều chị em mang thai lần đầu khi thấy trên da xuất hiện các vết rạn rất lo lắng.

Nhiều chị em mang thai lần đầu khi thấy trên da xuất hiện các vết rạn rất lo lắng.

Giải đáp thắc mắc rạn da có nguy hiểm không?

Theo ý kiến của các chuyên gia, rạn da không hề gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Mặc dù rạn da là hiện tượng độ đàn hồi của da bị vượt ngưỡng nhưng bạn vẫn có thể yên tâm bởi thực chất rạn da là cách da tạo cơ chế để bảo vệ chính nó. Hơn nữa, nguyên nhân chính gây rạn da chỉ là cân nặng tăng đột ngột trong thời gian ngắn chứ không phải là do sức khỏe kém. Vì vậy nếu bị rạn da mẹ bầu hãy an tâm về sức khỏe của 2 mẹ con, thay vào đó có thể tìm kiếm các phương pháp làm mờ các vết rạn da.

Cách xóa mờ rạn da khi mang thai

Dùng lòng trắng trứng gà

Lòng trắng trứng có tác dụng tốt trong việc khôi phục và tái tạo collagen ở vùng da bị rạn nứt. Bạn chỉ cần lấy lòng trắng trứng, thoa đều lên vùng da bị rạn, chờ đến khi lòng trắng trứng khô lại rồi bạn tiến hành rửa sạch lại bằng nước lạnh. Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ thấy tình trạng rạn được cải thiện đáng kể.

Lòng trắng trứng có tác dụng tốt trong việc khôi phục và tái tạo collagen ở vùng da bị rạn nứt.

Lòng trắng trứng có tác dụng tốt trong việc khôi phục và tái tạo collagen ở vùng da bị rạn nứt.

Sử dụng sữa tươi

Từ tháng thứ 5 của thai kì trở đi, bạn có thể dùng sữa tươi nguyên chất bôi trực tiếp lên vết rạn. Tuy nhiên để hiệu quả trị rạn bằng sữa tươi đạt cao nhất bạn nên kết hợp cùng với nước ép dưa chuột và nước ấm cho tạo thành hỗn hợp. Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vùng da bị rạn bạn tiến hành thoa đều hỗn hợp tạo được lên da và massage nhẹ nhàng cho dưỡng chất thẩm thấu sâu. Như vậy tình trạng rạn da sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa có tác dụng ngăn ngừa và điều trị rạn da cực kì tốt. Các mẹ bầu đang lo lắng với vết rạn trên da đừng nên bỏ qua nguyên liệu này. Tuy nhiên lưu ý rằng chỉ áp dụng từ tháng thứ 5 của thai kì trở đi. Mỗi tối sau khi tắm xong, bạn lấy dầu dừa nguyên chất thoa đều lên da, massage nhẹ nhàng và để nguyên qua đêm. Dầu dừa chứa hàm lượng cao vitamin E sẽ nhanh chóng khôi phục tổn thương cho làn da bị rạn, trả lại làn da láng mịn tự nhiên.

Thoa vitamin E đều đặn

Thoa vitamin E sẽ là cách tuyệt vời để cải thiện vết rạn xấu xí trên da. Lý do là vitamin khi thoa lên da sẽ thẩm thấu sâu, nuôi dưỡng và kích thích sản sinh collagen, elastin để khôi phục tổn thương. Theo đó, da sẽ được tái tạo nhanh, trở lại mịn màng không tì vết như đúng mong muốn.

Thoa vitamin E sẽ là cách tuyệt vời để cải thiện vết rạn xấu xí trên da.

Thoa vitamin E sẽ là cách tuyệt vời để cải thiện vết rạn xấu xí trên da.

Như vậy bài viết đã giải đáp chi tiết rạn da ở phụ nữ có thai có nguy hiểm không. Chị em đang mang bầu gặp tình trạng này đừng quá lo lắng mà hãy chú ý chăm sóc sức khỏe thật tốt để có 1 thai kì khỏe mạnh và hạn chế tối đa rạn da xuất hiện nhé.

*Lưu ý: Kết quả có thể khác nhau tuỳ cơ địa của từng người

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

bt_dkyngay